Ngó lớn bổng rứa chứ tuổi còn “Ăn chưa no lo chưa tới…”. Mẹ tôi hay nói như vậy với các bà bạn hàng xóm.
Qua trưa cô bé Hạnh ở cùng khu phố đến nhà chơi. Thì cũng như mọi lần chứ có khác gì đâu?. Hoặc là cô bé mang đến cho mượn quyển truyện, hoặc tặng trái ổi vừa chín tới mới thấy đã muốn bổ ra ăn ngay cho đã… Thế mà giờ tôi lại bối rối lạ!.
Hạnh hay gọi tôi bằng tên và xưng lại cũng bằng tên giống y tôi:
- Viên thích quyển truyện nầy không?.
Đâu một chặp sau tôi mới chọn được câu trả lời mà cũng không nói ra.
Tôi hỏi chuyện khác:
- Hạnh soạn bài tập hóa chưa?.
- Dễ ợt!. Còn Viên?.
- Mới vừa xong!.
Tôi liếc nhìn Hạnh “Cô bé ngày một lớn trông thấy!”. Hình như đoán được ý nghĩ của tôi Hạnh vừa gật gật đầu vừa cười rất tươi giả bộ chăm chú đọc quyển truyện của Đinh Tiến Luyện tôi mới mua hồi nửa buổi sáng nay. Hạnh cùng một tuổi với tôi nhưng coi bộ già dặn hơn tôi nhiều. Con gái thường thường là như thế. Tôi nhìn kỹ khuôn mặt Hạnh, đẹp như tranh tượng! Màu da trắng mịn màng càng làm cho hai gò má và đôi môi thêm tươi hồng… Khi Hạnh cười má nung núng đồng tiền nữa khiến khuôn mặt càng xinh!.
- Viên xem xong quyển nầy cho Hạnh mượn nghe!.
Câu hỏi của Hạnh cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi ậm ừ cho qua chuyện và nói:
- truyen nguoi lon hay cực… Viên sẽ cho Hạnh mượn đọc trong ngày mai.
Không biết tại sao tôi lại nói như vậy. Thật ra tôi mới đọc đâu mấy chương đầu và nếu muốn đọc hết ít nhất phải đến cuối tuần.
- Ừ!.
Hạnh vừa “Ừ!” vừa tiếp tục đọc truyện.
Tiếng là phố nhưng nơi tôi ở toàn là người lao động. Mẹ tôi mở tiệm giặt ủi còn nhà Hạnh bà mẹ bán hàng xén ông ba đi xe ba gát. Ông Xân trước mặt nhà lại là phu khuân vác ở kho lương thực…
Được cái phố nghèo sống với nhau chân tình. Mấy năm trước cả xóm nhà cửa tạm bợ vách là gỗ tạp mái lợp tôn, đường xá đi lại khó khăn lắm. Từ ngày sáp nhập vô phố phát triển lên đôi chút. Đầu tiên là cái đường không còn gồ ghề đá đất, nó được láng nhựa phẳng lì và rộng rãi.
Ông Xân tuổi trên năm mươi, có cặp chân rắn chắc, đôi cánh tay cứng cáp. Ông nói hằng ngày ít nhất cũng có hàng tấn gạo được ông vác trên đôi vai từ kho ra xe hoặc từ xe nhập kho. Hồi ấy gạo được đựng trong bao tạ sọc xanh nên công nhân khuân vác toàn là người có sức khỏe.
Hạnh xếp quyển truyện lại trao cho tôi.
- Viên đi học chưa?.
Tôi lại bối rối.
- Ừ!. Giờ đi!.
***
Ngồi nhớ lại bao kỷ niệm vui buồn thời còn cắp sách vở đi học trong tôi vẫn còn y nguyên niềm hân hoan rất khó tả. Không có gì níu kéo hai đứa bạn học cùng lớp cùng trường lại gần nhau hơn là tình yêu ngây ngô học trò…
Tôi và Hạnh trở nên đôi bạn tuyệt vời. Trước tôi học giỏi và Hạnh cũng vậy nay càng học giỏi. Dù không có thách đố điều gì nhưng cả hai ngầm thi với nhau. Tôi nghĩ bụng lỡ mà học kém chắc Hạnh nhìn mình bằng nửa con mắt!.
Đôi mắt Hạnh chưa kẻ vẻ chưa sửa soạn mà đẹp hớp hồn nhiều đứa con trai ở trường. Tôi nhớ Hạnh mà chính xác nhớ đôi mắt của Hạnh. Tuần trước gặp ngày nghĩ lễ kế đó là trúng thứ Bảy và Chủ nhật Hạnh theo ba về quê thăm nội. Nói thật chẳng lẽ tôi xin đi theo cùng chứ biết sẽ nhớ lắm. Rồi đúng thật như vậy ba ngày không gặp Hạnh với tôi sao mà thời gian nó dài thăm thẳm. Khi Hạnh trở về hôm gặp ở lớp chẳng lẽ lại bỏ chỗ đang ngồi chạy tuốt lại ngồi cạnh Hạnh ở bàn đầu. Tiết văn học, môn tôi thích vô cùng thế mà bữa ấy trở thành cực hình… Trông sao cô Hoàng Vân ngừng giảng bài cho nghỉ giải lao giữa giờ năm phút như mọi khi để tranh thủ gặp Hạnh. Cô Hoàng Vân lại cho làm bài tập.
Hạnh chép xong đề bài quay xuống đôi mắt Hạnh sáng tinh nghịch chọc tức tôi!.
Cô Hoàng Vân gọi:
- Nguyên Viên chép đề xong chưa?. Lên đây cô biểu!.
Tôi giật mình lo lo không biết cô giáo biểu mình lên bảng làm gì?. Tôi xếp vở cất bút đứng dậy.
- Thưa cô xong rồi ạ!.
Rồi mạnh dạn đi lên bảng ngay.
- Em giúp cô gợi ý dàn bài luận văn để các bạn nắm chắc đề tài…
Tôi nhìn Hạnh. Nhìn đăm đăm vào đôi mắt Hạnh lòng trỗi lên bao tình cảm trìu mến. Đề bài văn bảo học sinh tả cảm xúc của bạn trước “ánh mắt yêu thương của người mẹ khi biết con ngoan và giỏi”.
Mẹ của tôi rất thương yêu con cái. Tôi biết chắc là vậy vì kể từ ngày ba mất, mẹ mới hai mươi chín tuổi, vẫn ở vậy cả đời tần tảo nuôi nấng cả năm đứa con thơ dại lớn khôn nên người. Trên đôi mắt của mẹ bao giờ cũng tràn đầy niềm tin yêu dẫu cuộc sống không dễ dàng gì… Mẹ… Tôi nghĩ về mẹ rồi từ tốn làm theo yêu cầu của cô, các bạn trong lớp yên lặng ngồi nghe… Hạnh hình như vừa nghe cả tai và cả đôi mắt nữa… nhìn cử chỉ biết cô bé tỏ vẻ rất đồng tình với những gì tôi nói về ánh mắt của những bà mẹ. Ánh mắt hạnh phúc!.
***
Hòa bình bảy lăm. Nhiều người ở xóm lao động dọn về quê cũ. Mọi sự đảo lộn. Tôi theo mẹ đi Sài Gòn. Thời gian trôi qua nhanh quá mới đó mà đã ba mươi tám năm.
Hôm qua về lại phố cũ đa số là người lạ mới đến nên hỏi thăm Hạnh chẳng ai biết. May buổi tối gặp Tài một bạn học cũ mới biết Hạnh giờ ở Đà Nẵng.
- Tài biết địa chỉ?.
- Bữa họp lớp Hạnh nói…
***
Tuy chỗ ở của Hạnh nằm trong con hẻm sâu nhà cửa san sát đông đúc nhưng đến nơi hỏi ai cũng biết Hạnh.
Hai đứa bạn học cũ ngồi đối diện nhau trong một quán cà phê khá tươm tất nhìn ra sông Hàn đang lộng gió, chiếc cầu Rồng mới làm xong về đêm rực rỡ. Nghe nói cứ sáng và chiều ngày hai lần vào một giờ nhất định nó phun nước phun lửa. Nhiều người bảo con rồng nầy nọ… điều nầy tôi không quan tâm. Ít ra trên con sông từng một thời lam lũ giờ có nhiều điều khởi sắc là vui vui rồi.
Câu đầu tiên Hạnh hỏi tôi là “Anh Viên được mấy cháu?”. Tôi đáp: “Hai đứa con trai giờ đã lớn, một sắp tốt nghiệp Đại học, một đang học năm thứ hai…”. Hạnh nghe tôi trả lời xong tỏ vẻ buồn buồn. Tôi ngạc nhiên về điều nầy.
Suốt buổi gặp Hạnh nhắc nhiều đến ngày xưa và tránh trớ hiện tại. Đôi mắt của Hạnh ẩn chứa sâu thẳm nỗi buồn gì đó tuy vậy vẫn còn đó nét đẹp… rất đẹp…Tình nghĩa giang hồ
sọc xanh nên công nhân khuân vác toàn là người có sức khỏe.Truyện 18+
Mười ngày sau Hạnh viết email gởi tôi:
“Em cảm ơn những chia sẻ chân tình của anh. Có điều hoàn cảnh mỗi người một khác rồi. Hạnh phúc của em quá mong manh có đó rồi mất đó!. Hiện giờ nó đã vỡ ra từng mảnh vụn… Em ước gì có phép màu để quay trở lại thời xa xưa… thắm đẫm tình yêu thương. Ngày xưa ấy em viết cho anh một lá thư chưa kịp gởi, nay trở thành kỷ vật đẹp em cất giữ cẩn thận. Sau bữa hôm gặp anh về em lấy ra xem… Lá thư của cô con gái đang học lớp 12 đầy mộng đẹp!. Anh biết trong thư em nói gì không?.
Em yêu anh!
Và em chắc anh cũng muốn nói “yêu em” mà chưa thổ lộ!”.
Đăng nhận xét